PHÒNG KHÁM ĐA KHOA OLYMPIA – ĐIỂM ĐẾN Y TẾ TRỌN VẸN MÀ BẠN CẦN

Đặt lịch   |   Hướng dẫn khách hàng  |  Bảo hiểm

Lưu Ý Quan Trọng Khi Sử Dụng Thuốc Digoxin

Thuốc Digoxin, một loại glycosid trợ tim quan trọng, đòi hỏi sự chú ý và tuân thủ nghiêm ngặt để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình điều trị. Dưới đây là một số lưu ý cần xem xét, được tư vấn bởi các bác sĩ tại Phòng Khám Đa Khoa Olympia Nha Trang:

Quá Trình Hấp Thu và Nguy Cơ Tích Lũy:

  • Sinh Khả Dụng: Việc hấp thu của thuốc Digoxin rất cao, đặc biệt là dạng viên nén, với sinh khả dụng khoảng 75%. Đối với người cao tuổi có chức năng thận suy giảm, nửa đời thải trừ thuốc dài hơn, tăng nguy cơ tích lũy. Điều này đặc biệt cần lưu ý đối với liều thuốc thông thường.

  • Điều Chỉnh Liều: Nếu chức năng thận giảm, cần điều chỉnh liều thuốc Digoxin. Liều dùng có thể giảm xuống hoặc sử dụng cách ngày để tránh nguy cơ tích lũy thuốc.

Xác Định Liều Dùng Đúng:

  • Chế Độ Điều Trị Chậm: Đối với điều trị chậm, liều dùng Digoxin cần xác định dựa trên trạng thái gan và cần duy trì đều đặn.

  • Điều Trị Cấp Tính, Nhanh: Điều trị nhanh đòi hỏi sự theo dõi liên tục. Liều ban đầu cần xác định dựa trên trạng thái sức khỏe cụ thể của bệnh nhân, nhưng cần giảm liều khi chuyển sang liều duy trì.

Liều lượng

Digoxin có chỉ số điều trị thấp. Liều thường dùng là liều trung bình đòi hỏi phải thay đổi nhiều, tùy theo nhu cầu và đáp ứng của từng người bệnh, trạng thái chung, tình trạng tim mạch, chức năng thận, trọng lượng và tuổi của người bệnh, bệnh kèm theo, thuốc đang dùng và các yếu tố khác làm thay đổi dược động hoặc dược lý của digoxin, và nồng độ của digoxin trong huyết tương. Phải chú ý đến sự khác nhau giữa sinh khả dụng của các thuốc tiêm và uống khi chuyển từ đường dùng này qua đường dùng kia. Khi chuyển từ uống (viên hoặc cồn ngọt) hoặc tiêm bắp sang tiêm tĩnh mạch, liều digoxin phải giảm khoảng 20 – 25%. Khi chuyển từ viên hoặc cồn ngọt hoặc tiêm bắp sang viên nang, liều digoxin phải giảm khoảng 20%.Khi điều trị digoxin, phải theo dõi điện tâm đồ. Liều digoxin phải giảm ở người bị giảm kali huyết, giảm năng giáp, tổn thương cơ tim rộng hoặc rối loạn dẫn truyền, người cao tuổi, đặc biệt người có bệnh động mạch vành. Liều digoxin phải được chú ý đặc biệt khi người bệnh đang dùng đồng thời quinidin, vì độ thanh thải và thể tích phân bố của digoxin có thể bị giảm.

Suy tim sung huyết ở người lớn: Có hai cách cho digoxin (nhanh hay chậm) nhưng đều đạt được một tổng lượng digoxin tích lũy trong cơ thể. Đạt nhanh nồng độ digoxin thích hợp: Liều tấn công dựa trên dự kiến lượng tích lũy digoxin cao nhất trong cơ thể, sau đó liều duy trì hàng ngày (tính theo % liều tấn công). Lượng tích lũy digoxin đỉnh 8 – 12 microgam/kg thường cho tác dụng điều trị với nguy cơ độc tính tối thiểu ở đa số người bệnh suy tim sung huyết, có nhịp xoang bình thường và chức năng thận bình thường. Đạt chậm nồng độ digoxin thích hợp: Bắt đầu bằng 1 liều duy trì hàng ngày thích hợp, liều này làm cơ thể tích lũy digoxin chậm. Nồng độ ổn định digoxin trong huyết thanh đạt được trong khoảng bằng 5 lần nửa đời của thuốc đối với từng người bệnh; tùy theo chức năng thận, có thể phải mất 1 – 3 tuần. Người lớn: Uống tổng liều tấn công 0,75 – 1,5 mg digoxin. Cho liều đầu tiên: 1/2 tổng liều tấn công, sau đó cho 1/4 tổng liều tấn công mỗi lần trong 2 lần sau, cách nhau 6 – 8 giờ, nhưng trước mỗi lần cho liều thêm, phải đánh giá cẩn thận đáp ứng lâm sàng của người bệnh. Khi đáp ứng lâm sàng đòi hỏi phải thay đổi tổng liều tấn công đã tính, thì liều duy trì phải dựa vào liều thực sự đã dùng. Có thể làm điện tim đồ 6 giờ sau mỗi liều để đánh giá tiềm năng nhiễm độc. Tiêm tĩnh mạch: Tổng liều tấn công: 0,5 – 1 mg. Cách cho như trên. Liều duy trì: Uống 0,125 – 0,5 mg/ngày. Liều duy trì thông thường 125 – 250 microgam/ngày, nhưng cũng có thể dao động từ 62,5 – 500 microgam/ngày.

Đối với suy tim nhẹ, không cần thiết phải dùng liều tấn công, có thể đạt chậm nồng độ digoxin thích hợp bằng cách dùng liều 250 microgam ngày uống 1 hoặc 2 lần. Rung hoặc cuồng động nhĩ: Đạt nhanh nồng độ digoxin thích hợp: Uống 0,75 – 1,5 mg trong 24 giờ, chia thành liều nhỏ. Liều duy trì, uống: (tùy theo chức năng thận và liều tấn công đầu tiên): 125 – 250 microgam/ngày. Liều tấn công cấp cứu (truyền tĩnh mạch nhưng ít khi cần thiết): 0,75 – 1,00 mg trong ít nhất 2 giờ, sau đó dùng liều duy trì bằng đường uống ngày sau. Trẻ em: Loạn nhịp trên thất và suy tim mạn Uống: Sơ sinh dưới 1,5 kg: Ban đầu 25 microgam/kg chia làm 3 lần trong 24 giờ, sau đó 4 – 6 microgam/kg/ngày, chia làm 1 – 2 lần. Sơ sinh 1,5 – 2,5 kg: Ban đầu 30 microgam/kg chia làm 3 lần trong 24 giờ, sau đó 4 – 6 microgam/kg/ngày, chia làm 1 – 2 lần. Sơ sinh > 2,5 kg: Ban đầu 45 microgam/kg chia làm 3 lần trong 24 giờ, sau đó 10 microgam/kg/ngày chia làm 1 – 2 lần. Trẻ em 1 tháng đến 2 năm: Ban đầu 45 microgam/kg, chia làm 3 lần trong 24 giờ, sau đó 10 microgam/kg/ngày chia làm 1 – 2 lần. Trẻ em 2 – 5 tuổi: Ban đầu 35 microgam/kg, chia làm 3 lần trong 24 giờ, sau đó 10 microgam/kg/ngày chia làm 1 – 2 lần. Trẻ em 5 – 10 tuổi: Ban đầu 25 microgam/kg (tối đa 750 microgam), chia làm 3 lần trong 24 giờ, sau đó 6 microgam/kg/ngày (tối đa 250 microgam/ngày) chia làm 1 – 2 lần. Trẻ 10 – 18 tuổi: Ban đầu 0,75 – 1,5 mg chia làm 3 lần trong 24 giờ, sau đó 62,5 – 250 microgam/ngày, chia làm 1 – 2 lần (liều cao hơn có thể cần). Tiêm truyền tĩnh mạch (ít khi cần thiết): Sơ sinh dưới 1,5 kg: Ban đầu 20 microgam/kg chia làm 3 lần trong 24 giờ, sau đó 4 – 6 microgam/kg/ngày chia làm 1 – 2 lần. Sơ sinh 1,5 – 2,5 kg: Ban đầu 30 microgam/kg chia làm 3 lần trong 24 giờ, sau đó 4 – 6 microgam/kg/ngày chia làm 1 – 2 lần. Sơ sinh > 2,5 kg: Ban đầu 35 microgam/kg chia làm 3 lần trong 24 giờ, sau đó 10 microgam/kg/ngày chia làm 1 – 2 lần. Trẻ 1 tháng – 2 tuổi: Ban đầu 35 microgam/kg chia làm 3 lần trong 24 giờ, sau đó 10 microgam/kg/ngày, chia làm 1 – 2 lần. Trẻ 2 – 5 tuổi: Ban đầu 35 microgam/kg chia làm 3 lần trong 24 giờ, sau đó 10 microgam/kg/ngày chia làm 1 – 2 lần. Trẻ em 5 – 10 tuổi: Ban đầu 25 microgam/kg chia làm 3 lần trong 24 giờ, sau đó 6 microgam/kg/ngày (tối đa 250 microgam/ngày) chia làm 1 – 2 lần. Trẻ 10 – 18 tuổi: Ban đầu 0,5 – 1 mg chia làm 3 lần trong 24 giờ, sau đó 62,5 – 250 microgam/kg/ngày chia làm 1 – 2 lần. Người cao tuổi: Phải giảm liều, đặc biệt ở người có bệnh động mạch vành. Từ 70 tuổi trở lên, liều duy trì thường bắt đầu 125 microgam ngày 1 lần (uống dạng viên).

Suy gan: Không cần điều chỉnh liều, nếu chức năng thận bình thường.

Suy thận: ClCr 10 – 50 ml/phút: Cho 25 – 75% liều hoặc cách 36 giờ/liều. ClCr  < 10 ml/phút: Cho 10 – 20% liều hoặc cách 48 giờ/liều. Giảm liều tấn công khoảng 50%. Không thẩm phân được: (0 – 5%). Thay đổi từ digitoxin sang digoxin: Trong tuần thứ nhất, sau khi ngừng digitoxin, chỉ dùng nửa liều duy trì digoxin. Nếu không, sẽ có nguy cơ quá liều và ngộ độc, vì digitoxin có nửa đời thải trừ rất chậm. Sau một tuần đã dùng nửa liều duy trì, dùng digoxin với liều duy trì đầy đủ hàng ngày, bắt đầu từ đầu tuần thứ hai, sau khi ngừng digitoxin.

Liều Dùng Cho Trẻ Em:

  • Không Dùng Viên Nén Cho Trẻ Dưới 5 Tuổi: Đối với trẻ em nhỏ, tránh sử dụng viên nén và tùy chỉnh liều thuốc dựa trên thể trọng.

  • Dùng Cẩn Thận Cho Trẻ Sơ Sinh: Liều Digoxin cho trẻ sơ sinh cần được giảm đáng kể và điều chỉnh dựa trên khả năng thải trừ thuốc của trẻ.

Liều Dùng Đặc Biệt Cho Người Cao Tuổi:

  • Lưu Ý Đến Chức Năng Thận: Người cao tuổi có thể có chức năng thận giảm, đặc biệt cần lưu ý đến nguy cơ tích lũy thuốc và điều chỉnh liều thuốc Digoxin.

Điều Trị Theo Dõi:

  • Theo Dõi Liều Thuốc: Quá trình điều trị cần có sự theo dõi liều thuốc, đặc biệt là khi chuyển từ dạng thuốc này sang dạng khác.

  • Tư Vấn Bởi Bác Sĩ: Tất cả điều chỉnh liều thuốc và quyết định về điều trị cần được thảo luận và tư vấn bởi bác sĩ chuyên nghiệp.

Điều trị bằng thuốc Digoxin là một quá trình phức tạp, đòi hỏi sự chú ý và sự hỗ trợ từ đội ngũ y tế chuyên nghiệp. Luôn tốt nhất khi thảo luận với bác sĩ của bạn để đảm bảo rằng liệu pháp được cá nhân hóa và an toàn.

Nhiễm Độc Thuốc Digoxin – Hiểu Rõ Và Đối Phó

Thuốc Digoxin, thường được sử dụng trong điều trị rung nhĩ và suy tim sung huyết, có thể gây nhiễm độc khi dùng quá liều, gọi là nhiễm độc glycosid tim. Đây là một tình trạng nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng và có những biểu hiện rõ ràng:

  • Buồn nôn, nôn mửa, suy nhược.
  • Đau bụng và tiêu chảy.
  • Tăng kali máu.
  • Rối loạn nhịp tim, với những biểu hiện đặc trưng như ngoại tâm thu thất, nhịp nhanh thất, cuồng thất, xoắn đỉnh, rung thất, nhịp chậm xoang, tắc nghẽn xoang nhĩ, và tắc nghẽn đường dẫn truyền nhĩ – thất.
  • Thay đổi về thị lực.

Ngộ độc thuốc Digoxin thường xảy ra ở người già, do suy giảm chức năng thận hoặc tương tác thuốc. Ngược lại, ở người trẻ, ngộ độc có thể xuất hiện do quá liều cấp tính.

Điều Trị Ngộ Độc Digoxin:

Khi phát hiện nhiễm độc, bệnh nhân cần ngừng sử dụng Digoxin ngay lập tức. Đối với loạn nhịp tim nghiêm trọng, phác đồ hồi sức tim tích cực (ACLS) được thực hiện. Ngoài ra, có thể sử dụng phương pháp điều trị kháng thể kháng digoxin đặc hiệu (Fab) nếu cần thiết.

Dự Phòng Nhiễm Độc Digoxin:

  • Tránh sử dụng Digoxin cho những người có tiền sử sử dụng digitalis không rõ ràng.
  • Sử dụng liều thuốc Digoxin thấp ở những tình trạng cấp tính như nhồi máu cơ tim hoặc bệnh phổi cấp.
  • Khi rung nhĩ không đáp ứng với Digoxin, cân nhắc sử dụng các phương pháp khác như propranolol thay vì tăng liều Digoxin.

Quá Liều Digoxin và Xử Trí Hiệu Quả

Khi xảy ra quá liều Digoxin, các biện pháp sau có thể được thực hiện để xử lý hiệu quả:

  1. Ngừng Sử Dụng Digoxin:

    • Ngừng Digoxin, đặc biệt nếu không có các triệu chứng nghiêm trọng.
  2. Dùng Chất Hấp Thụ:

    • Sử dụng than hoạt tính, cholestyramin, hoặc colestipol để tăng cường quá trình thanh thải glycosid.
  3. Bổ Sung Kali:

    • Dùng muối kali nếu có giảm kali huyết và chức năng thận suy giảm. Tuy nhiên, cần tránh nếu có tăng kali huyết hoặc blốc tim hoàn toàn, trừ khi liên quan đến nhịp tim nhanh trên thất.
  4. Điều Trị Loạn Nhịp:

    • Sử dụng các thuốc như lidocain, procainamide, propranolol, và phenytoin để điều trị loạn nhịp do ngộ độc Digoxin.
  5. Tạo Nhịp Thất Tạm Thời:

    • Trong trường hợp blốc tim nặng, tạo nhịp thất có thể làm giảm triệu chứng tạm thời.
  6. Sử Dụng Tác Nhân Chelat:

    • Dùng tác nhân chelat như EDTA để điều trị loạn nhịp, đặc biệt khi có giảm kali huyết hoặc tăng calci huyết.
  7. Tiêm Fab Miễn Dịch Kháng Digoxin:

    • Trong trường hợp quá liều nguy hiểm đe dọa tính mạng, có thể tiêm tĩnh mạch thuốc Fab miễn dịch kháng Digoxin (từ cừu). Một lọ chứa 40 mg Fab miễn dịch có thể gắn kết khoảng 0,6 mg digoxin.

Đối với bệnh nhân sử dụng Digoxin, việc theo dõi chặt chẽ và tư vấn từ bác sĩ là quan trọng để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình điều trị.

Contact Me on Zalo